Trong các bệnh về răng miệng, các bệnh lý tủy răng chiếm tỷ lệ cao và có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe hàm răng. Bởi vậy nếu không được điều trị tủy răng kịp thời, thì rất có thể sẽ dẫn tới các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy điều trị tủy răng là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
TỦY RĂNG LÀ GÌ?
Cấu trúc của tủy răng khá phức tạp, trên từng răng có sự khác nhau và thay đổi theo từng độ tuổi. Tủy răng được bảo vệ bởi hai lớp cứng của thân răng, men răng ở bên ngoài và bên trong là ngà răng.
Tủy răng là một tổ chức có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh tập trung ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy) nằm trong một hốc giữa ngà răng.
1. Cấu tạo
Cấu tạo của răng bao gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, lớp ngoài cùng là men răng có màu trắng trong hoặc trắng sữa, ngà răng được men răng bao bọc màu vàng nhạt. Tủy răng là phần còn lại, nằm chính giữa răng, được cấu tạo đặc biệt chứa nhiều mạch máu, dây thần kinh.
Cấu trúc của tủy răng khá phức tạp, thay đổi tùy theo từng độ tuổi, từng cá thể con người và từng răng. Đồng thời, ống tủy mỗi răng là khác nhau, thường thì răng cửa trước sẽ có 1 ống tủy, răng cối nhỏ 2 ống tủy còn răng cối lớn sẽ có từ 3 – 4 ống tủy.
2. Chức năng
Chức năng chính của tủy răng là hình thành, tái tạo ngà răng và bảo vệ mô răng luôn khỏe mạnh và rắn chắc. Ngoài ra, tủy răng còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác như:
Nuôi dưỡng và sửa chữa răng: tủy răng có chứa nhiều mạch máu giúp vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi sống răng, đồng thời giúp răng luôn khỏe mạnh để chống lại các yếu tố gây hại từ môi trường phía bên ngoài.
Dẫn truyền chất kích thích: khi răng mắc phải các bệnh lý, chấn thương giúp nhận biết được cảm giác cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu,…hoặc tiếp xúc cùng thức ăn dễ dàng nhận biết chua cay, mặn, ngọt, …
ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG LÀ GÌ?
Như vậy, điều trị tủy răng là thủ thuật giúp bảo tồn răng khi răng bị tổn thương tủy, không thể tự phục hồi được hoặc không thể điều trị được. Bệnh lý tủy răng sẽ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ cũng có những cách khắc phục riêng.
1. Dấu hiệu nhận biết răng bị chết tủy
Thông thường răng bị chết tủy thường sẽ không gây ê buốt hay có bất cứ cảm giác đau đớn nào nên việc phát hiện trở nên khó khăn hơn. Ngay dưới đây là một số những dấu hiệu giúp bạn nhận biết răng bị chết tủy:
- Men răng ngả sang màu đen và nâu, chỉ xảy ra ở một răng duy nhất.
- Khi gõ hay sờ vào răng, bạn không thấy bất kỳ cảm giác nào.
- Xuất hiện tình trạng hôi miệng
- Răng chết tủy lâu ngày sẽ có hiện tượng lung lay, giảm chức năng ăn nhai
- Răng dễ vỡ thành mảnh vụn, có lỗ sâu lớn xuất hiện, có chứa mô màu đỏ hoặc màu hồng.
2. Trường hợp nào nên và không nên điều trị tủy răng
Trường hợp nào cần điều trị tủy
- Viêm tủy cấp.
- Viêm tủy mạn.
- Hoại tử tủy.
- Tổn thương lộ tủy.
- Bệnh lý vùng quanh chóp.
Trường hợp nào không nên điều trị tủy răng
- Chân răng và phân mô đã bị phá hủy nhiều.
- Răng bị viêm nha chu nặng, đã bị tiêu xương nhiều.
- Trường hợp điều trị tủy nhiều lần nhưng không khỏi
- Trường hợp bị viêm xương
3. Biến chứng
Nếu không điều trị tủy răng kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả dưới đây:
- Nguy cơ mất răng: viêm tủy răng nặng khả năng bị mất răng là rất cao, khi răng bị mất ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và vấn đề thẩm mỹ. Trường hợp nếu răng bị mất còn dẫn đến tiêu xương hàm, răng bị xô lệch và dẫn đến mất nhiều răng trên cung hàm.
- Ê buốt và đau nhức kéo dài: khi tủy răng bị hỏng dẫn đến cảm giác ê buốt, đau nhức khi ăn những thực phẩm chua, nóng hoặc lạnh. Tùy theo từng giai đoạn viêm tủy, cơn đau nhức có thể kéo dài vài giờ, vài ngày hoặc trong vài tháng.
- Suy nhược cơ thể: viêm tủy do đau răng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ăn không ngon, gây mất ngủ, giảm khả năng ăn nhai… làm ảnh hưởng đến vấn đề cân nặng, suy giảm sức khỏe.
- Răng bên cạnh bị nhiễm trùng: khi chiếc răng viêm tủy bị nhiễm trùng, thì nguy cơ mà các răng bên cạnh cũng có nguy cơ bị viêm nhiễm theo.
- Nguy cơ khiến bệnh nghiêm trọng hơn: nếu trì hoãn việc điều trị tủy có nguy cơ khiến vi khuẩn trong ống tủy di chuyển đến chân răng và mô mềm của nướu và hàm.
TẠI SAO CẦN PHẢI ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG?
Răng khi bị viêm nhiễm, tủy răng trở nên yếu và chết dần đi. Tình trạng viêm nhiễm từ tủy sẽ lây sang các mô khác trên răng nếu như không được điều trị kịp thời. Tình trạng viêm nhiễm từ tủy sẽ lan sang các mô khác trên răng, sẽ lan xuống vùng cuống răng, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng cuống, có thể lan tới xương hàm và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không chỉ gây viêm nhiễm, khi tủy bị viêm sẽ khiến bạn khó chịu. Viêm tủy gây ra cơn đau rất khó có thể khắc phục bằng việc sử dụng thuốc giảm đau mà cần phải có sự can thiệp của nha khoa.
Trường hợp nếu nhổ bỏ răng mà không kịp thời trồng phục hình, dẫn đến chức năng ăn nhai bị suy giảm, gây tiêu xương hàm. Chính vì thế mà việc điều trị tủy răng là thực sự cần thiết, bảo vệ thẩm mỹ của hàm răng và sức khỏe răng miệng.
THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG MẤT BAO LÂU?
Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, các cơ sở nha khoa uy tín đều trang bị hệ thống máy móc tiên tiến giúp giảm thiểu thời gian điều trị hiệu quả.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra một liệu trình phù hợp tùy vào mức độ viêm tủy răng. Thông thường, một ca điều trị tủy sẽ mất khoảng từ 20 - 30 phút. Đối với trường hợp có nhiều ống tủy thì sẽ phức tạp và sẽ mất nhiều thời gian hơn.
CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG HẾT BAO NHIÊU?
Chi phí lấy tủy răng bao nhiêu tiền? Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm và hư hại của răng. Giá điều trị tủy răng còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Vị trí răng cần điều trị
- Mức độ viêm tủy
- Số lượng ống tủy ở mỗi răng
- Phương pháp điều trị tủy
- Chính sách của cơ sở nha khoa điều trị
Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 858943886 - 0855094886 để được báo giá chi tiết chi phí chữa tủy răng tại Nha khoa - Phòng khám đa khoa Hoàng Tuấn Hà Đông
ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG TẠI NHA KHOA - PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀNG TUẤN
Đến với Nha Khoa - Phòng khám đa khoa Hoàng Tuấn Hà Đông, sở hữu đội ngũ bác sĩ với kinh nghiệm nhiều năm sẽ làm hài lòng khách hàng. Tại đây, hệ thống các trang thiết bị phục vụ hiện đại phục vụ quá trình điều trị viêm tủy răng hiệu quả.
- Phòng khám được Bộ Y Tế cấp phép, đạt chuẩn chất lượng
- Mỗi khách hàng được thăm khám, điều trị với bộ dụng cụ sạch sẽ, riêng biệt được vệ sinh sạch sẽ và vô khuẩn
- Báo giá điều trị tủy răng công khai, minh bạch
- Đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước, trực tiếp thăm khám cũng như tư vấn, lên pháp đồ điều trị cho từng trường hợp.
Quy trình điều trị tủy răng
Tình trạng viêm tủy răng kéo dài không chỉ gây đau đớn mà có thể lan sang các khu vực răng khác trên cung hàm. Chính vì thế mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy càng sớm càng tốt. Tại nha khoa - phòng khám đa khoa Hoàng Tuấn, quy trình điều trị tủy thường được thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Thăm khám và kiểm tra
Bác sĩ thăm khám để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm ở tủy của mọi người. Đối với trường hợp viêm tủy nặng, có lỗ sâu hình thành mà điều trị bằng thuốc không có tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy.
Bước 2: Vệ sinh
Bác sĩ vệ sinh răng miệng của khách hàng, sau đó gây tê để tạo cảm giác thoải mái cho mọi người trong quá trình điều trị tủy.
Bước 3: Đặt đế cao su
Để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ đặt đế cao su giúp khu vực quanh răng luôn đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.
Bước 4: Diệt tủy
Bác sĩ dùng mũi khoan tạo đường thông nhỏ từ bên ngoài răng vào ống tủy. Tiếp theo mở tủy để xác định chiều dài ống tủy, hút bỏ mô tủy bị viêm nhiễm. Sau đó, làm sạch và điều chỉnh hình dạng của ống tủy để đảm bảo mô tủy không còn bị viêm.
Bước 5: Trám bít ống tủy
Sau khi đã lấy tủy răng, bác sĩ sử dụng nhựa nha khoa chuyên dụng để trám lại các lỗ thông.
CÁCH CHĂM SÓC RĂNG SAU KHI ĐIỀU TRỊ TỦY RĂNG
Sau khi điều trị tủy răng, bạn cần lưu ý cách chăm sóc răng miệng đúng cách đúng cách, cụ thể như sau:
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa fluoride, ít nhất 2 lần/ngày.
- Sử dụng tăm nha khoa hoặc chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng mỗi ngày
- Định kỳ đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám
- Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, thì đeo dụng cụ bảo vệ miệng vào ban đêm
- Uống nhiều nước, hạn chế ăn thực phẩm cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
Với những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về điều trị tủy răng, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hoặc muốn tìm hiểu rõ hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp đến Nha Khoa - Phòng Khám Đa Khoa Hoàng Tuấn Hà Đông để được tư vấn nhiệt tình.